Tìm hiểu về Tết Trung Thu

Chỉ trong hai tuần nữa thôi, Tết Trung Thu sẽ về với chúng ta. Các nước Châu Á sẽ ăn mừng ngày lễ này tưng bừng và sôi động. Dẫu biết đây là một dịp để chúng ta quây quần bên gia đình hoặc dành thời gian du lịch vui chơi, liệu mấy ai biết đến nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu? Mời bạn cùng Đi Mỹ tìm hiểu về ngày lễ đặc biệt này trong bài viết nhé!

>> Có thể bạn quan tâm:

Tết Trung Thu không chỉ là dịp quây quần vui chơi mà còn là một thời khắc quan trọng
Tết Trung Thu không chỉ là dịp quây quần vui chơi mà còn là một thời khắc quan trọng

Tìm hiểu về Tết Trung Thu

1. Tích cổ về Tết Trung Thu

Trung Thu theo dân gian xưa kể lại là một câu truyện đầy huyền ảo. Theo đó, vào một đêm Rằm Tháng Tám trăng sáng như gương, nhà vua bèn nảy ra mong muốn lên cõi trắng xem sự vật sự việc thế nào. Hành động dường như không thể này lại dễ dàng được thực hiện. Pháp sư đi theo nhà vua đã hô biến chiếc gậy ông cầm trên tay thành một cây cầu dài nối lên cung trăng. Ông và nhà vua theo đó tiến tới cõi giới huyền ảo này.

Trung Thu đã trở thành ngày lễ Tết có niên đại lâu đời
Trung Thu đã trở thành ngày lễ Tết có niên đại lâu đời

Khi tới lãnh địa trên mặt trăng “Phủ Thanh Hư Quảng Hàn”, nhà vua và pháp sư được Hằng Nga tiên nữ đón tiếp nồng hậu. Bà cho tiên nữ mang bánh Tiên thiết đãi và múa hát cho nhà vua xem. Khi trở về đến nhân gian, nhà vua và vị pháp sư nọ cứ nhớ mãi. Để rồi sau đó cứ ngày Rằm Tháng Tám, nhà vua lại sai người đi làm bánh Tiên (bánh Trăng) để vừa ăn vừa ngắm trăng. Từ đó tục ăn Tết Trung Thu ra đời và lan rộng khắp kinh thành.

2. Ý nghĩa 

Có thể nói, Tết Trung Thu là một dịp vô cùng đặc biệt dành cho chúng ta. Trong ngày lễ này, ba mẹ thường xe bày cỗ ra và cùng con cháu ăn Tết. Một mâm cỗ Trung Thu đầy đủ sẽ có đa dạng thực phẩm từ hoa quả cho tới kẹo bánh. Điểm nổi bật nhất có lẽ là sự quây quần của những đứa trẻ trong xóm khi được phá cỗ, gõ trống rước đèn đón trăng. 

Trung Thu là khoảnh khắc mang nhiều ý nghĩa
Trung Thu là khoảnh khắc mang nhiều ý nghĩa

Đây cũng là dịp để gia đình và bạn bè dành nhiều thời gian đi du lịch với nhau. Khắp cả nước người người nhà nhà tìm đến những khu phố lồng đèn đẹp mắt. Khách du lịch nước ngoài rất thích không khí ở những khu phố ấy. Những chiếc đèn ông sao, đèn rước đem lại vẻ ấm cúng và thúc đẩy con người đến gần với nhau hơn. 

3. Tết Trung Thu ở Việt Nam 

Tết Trung Thu ở Việt Nam là ngày lễ vô cùng sống động
Tết Trung Thu ở Việt Nam là ngày lễ vô cùng sống động

Dấu tích ghi nhận về Tết Trung Thu ở Việt Nam

Tết Trung Thu ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Các sử gia đã ghi chép ngày lễ này từ thời kỳ Trống Đồng Ngọc Lũ. Một di chỉ khác cũng cho thấy sự hiện diện của Tết Trung Thu là văn bia chùa Đọi năm 1121. Theo đó, kinh thành Thăng Long triều Lý đã nhiều năm tổ chức ăn Tết Trung Thu với nhiều hoạt động ý nghĩa như: rước đèn, đua thuyền, múa rối, v.v. 

Về phong tục đón Tết Trung Thu 

Đối với người Việt, Tết Trung Thu là ngày mà gia đình phải sửa soạn hai thứ cỗ. Buổi sáng là cỗ gia tiên, buổi tối là cỗ thưởng nguyệt. Từ đó có thể thấy người Việt gắn ngày lễ này không chỉ với tính chất kỷ niệm đêm rằm hay tuân theo chỉ dẫn từ người xưa. Họ chọn đây là thời điểm để bày tỏ lòng thành kính với gia tiên họ hàng và hơn hết, là thời điểm để ngắm trăng trọn vẹn nhất.  

Múa lân là hoạt động phổ biến trong tết Trung Thu
Múa lân là hoạt động phổ biến trong tết Trung Thu

Nếu chỉ có vậy thì Tết Trung Thu sẽ không còn gì đặc sắc. Người Việt còn gắn ngày lễ này với nhiều hoạt động khác nhau. Mấy đứa trẻ thì tưng bừng phá cỗ, mắt tròn xoe ngồi nghe kể về trăng. Người lớn tấp nập chuẩn bị cỗ, gọi đội múa lân, hát trống quân vang inh ỏi. Tiếng kèn tiếng sáo tiếng thanh la vang lên liên hồi chính là âm thanh đặc trưng của Tết Trung Thu. 

 

Về những món ăn đặc trưng

Nếu nói về Trung Thu mà bỏ qua thức quà nổi tiếng “bánh Trung Thu” thì quả là uổng phí. Món bánh biểu tượng này đã đi sâu vào tiềm thức người dân Việt và trở thành món ăn không thể thiếu mỗi độ thu về. 

Bánh Trung Thu là thức quà đặc trưng mà người dân nào cũng mê trong dịp lễ
Bánh Trung Thu là thức quà đặc trưng mà người dân nào cũng mê trong dịp lễ

Ăn bánh Trung Thu không thôi cũng là một hoạt động quan trọng trong ngày lễ. Bản thân bánh Trung Thu được dựa trên loại “bánh Tiên” năm nào nên có hình tròn vành vạnh như mặt trăng. Sau này do tính thẩm mỹ nên bánh mới được làm lại thành hình vuông. Bánh Trung Thu có hai loại tiêu biểu: bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng mặn hơn với nhân lạp xưởng, lòng đỏ trứng gà và các nguyên liệu khác. Bánh dẻo lại ngọt và mềm hơn với nhân chủ yếu là đậu xanh hay đậu đỏ nấu nhừ.

Bánh dẻo Trung Thu mềm và ngọt hơn so với bánh nướng
Bánh dẻo Trung Thu mềm và ngọt hơn so với bánh nướng

Trên đây là những gì bạn cần biết về Tết Trung Thu. Đây không chỉ là một dịp vui chơi thông thường mà quả là một thời khắc quan trọng và ý nghĩa. Đi Mỹ hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức thú vị về hoạt động Tết Trung Thu. Nếu bạn muốn đi du lịch trong dịp này thì đừng quên liên hệ hotline 1900 6695 để chúng mình tư vấn nhé. Chúc bạn một mùa lễ Trung Thu hạnh phúc và an lành. 

Đặt vé đi Mỹ Online siêu rẻ ✓ Uy tín ✓ Chất lượng

Liên hệ

Hà Nội

95H – Lý Nam Đế – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hồ Chí Minh

96 - Tôn Thất Tùng, P Bến Thành, Q1, TP.HCM