Hình ảnh những chiếc đèn lồng đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Rảo bước qua khắp các con phố, chỉ cần thấy đèn lồng là ta biết Trung Thu sắp về. Một hình ảnh mang tính cổ truyền từ đời này qua đời khác, một sự báo hiệu đầy hân hoan. Dẫu vậy, mấy ai biết được ý nghĩa đằng sau đó. Hãy cùng Đi Mỹ tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của những chiếc đèn lồng Trung Thu nhé!
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về Tết Trung Thu
Ý nghĩa của những
chiếc đèn lồng Trung Thu
Những chiếc đèn lồng ngoài là vật trang trí, chúng còn là những món đồ chơi truyền thống Trung Thu. Thông thường, những chiếc đèn sẽ được làm từ những vật dụng quen thuộc như tre, giấy màu, giấy báo, nến, v.v. Mỗi đèn lại có kiểu dáng, hình dạng khác nhau tượng trưng cho nhiều lớp nghĩa.
1. Đèn lồng Trung Thu – Đèn ông sao
Đèn ông sao có lẽ là loại đèn phổ biến nhất ở Việt Nam. Các hàng quán thường sử dụng đèn ông sao để trang trí như một cách báo hiệu ngày Rằm Tháng Tám. Không khó để ta có thể nhận ra những chiếc đèn 5 cánh ngũ sắc rực rỡ. Ban đầu, chiếc đèn ông sao được làm vô cùng đơn giản với 5 loại giấy nilon màu khác nhau. Sau này khi hiện đại hơn, người ta trang trí thêm kim tuyến xung quanh cho thêm sặc sỡ. Cán và thanh cố định đèn thường được làm bằng tre vót mỏng để dễ uốn và tạo kiểu.
Đèn ông sao mang ý nghĩa đại diện cho âm dương ngũ hành. Năm cánh sao là năm nguyên tố của trời đất: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ở giữa được thắp sáng đại diện cho sự hài hòa. Chính vì vậy, đèn ông sao đem đến sự cân bằng của trời đất, của mối quan hệ giữa người với người.
2. Đèn kéo quân
Khi ở nhà một mình mùa Trung Thu, đèn kéo quân chính là niềm vui nho nhỏ sớt chia mọi nỗi buồn. Nói không ngoa thì đây chính là chiếc đèn đẹp và sáng tạo nhất. Người nghệ nhân làm ra chiếc đèn này cũng vô cùng kỳ công. Từ công đoạn chọn nguyên vật liệu, cắt dán và để nó vận hành trơn tru là cả một quá trình gian nan. Người ta phải chọn loại giấy tốt, khung tre chuẩn để dựng đèn. Đồng thời, họ cũng phải thổi hồn vào những câu chuyện khi đèn di chuyển tạo nên hiệu ứng hoạt họa bắt mắt.
Lồng đèn kéo quân mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Tùy theo câu chuyện được kể trên đèn mà những bài học cuộc sống cũng thay đổi. Đôi khi là lòng hiếu thảo, tình yêu thương. Đôi khi lại là là những trận chiến nảy lửa dạy dỗ về lòng yêu nước.
3. Đèn lồng Trung Thu – đèn cá chép
Đèn cá chép cũng là một loại đèn lồng Trung Thu khá phổ biến ở Việt Nam. Hầu như đứa trẻ nào cũng vòi bằng được bố mẹ để sở hữu món đồ chơi này. Cũng giống như đèn ông sao, các nguyên vật liệu tạo nên đèn cá chép là khung tre và giấy nilon. Người nghệ nhân làm đèn cũng phải chăm chút trang trí, vẽ lên trên mặt giấy để cá chép nhìn có hồn nhất.
Đi Mỹ tin rằng, hình ảnh cá chép đã xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Không chỉ ở trong những câu truyện, tích cổ mà còn ở trong đời sống thường nhật cũng có. Lồng đèn cá chép vì thế gắn liền với những câu chuyện như vượt vũ môn hóa rồng. Ý nghĩa chính là biểu trưng cho sự cố gắng không ngừng nghỉ để đạt được thành tích to lớn.
4. Đèn lồng tròn
Đèn lồng tròn phổ biến hơn so với ba loại đèn trên vì được bán quanh năm suốt tháng. Không cần nhất thiết đến mùa Trung Thu bởi đèn lồng tròn được trang trí ở nhiều nơi. Nếu đặt vé đi du lịch Hội An, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn cả một dãy phố rực sáng đèn lồng tròn. Ở Hà Nội, Sài Gòn cũng có nhiều con phố như vậy như phố Hàng Mã, phố Nguyễn Nhữ Học.
Với hình dáng tròn vành vạch thắp sáng bên trong, người ta cho rằng đèn lồng tròn là mặt trăng. Nó đại diện cho lúc trăng sáng và tròn nhất trong ngày Rằm tháng Tám. Đây có thể là sự tri ân tới vẻ đẹp thiên nhiên và cầu nguyện cho mùa màng bội thu.
Trên đây là ý nghĩa các loại đèn lồng phổ biến. Bạn thấy ấn tượng với loại đèn nào nhất? Bạn đã rinh về nhà những chiếc đèn lồng này nhân dịp Trung Thu chưa? Đừng quên liên hệ hotline 1900 6695 để được đặt vé máy bay giá rẻ nhé! Chúc các bạn một ngày nghỉ lễ Trung Thu vui vẻ bên gia đình.